Rõ ràng sữa mẹ tươi là tốt nhất. Nhưng khi mẹ có “quá nhiều” sữa con không bú hết. Khi mẹ cần đi công tác trong một vài ngày. Khi mẹ đi làm trở lại sau 6 tháng nghỉ sinh. Và đặc biệt là với mẹ quyết tâm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian dài. Thì việc vắt sữa và bảo quản sữa mẹ đúng cách vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên vẫn có nhiều mẹ chưa biết: Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Có thể bảo quản sữa mẹ ở đâu? Hay có những dụng cụ chứa sữa để dự trữ nào tốt và an toàn? Những khía cạnh quan trọng về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ này sẽ được giải đáp ngay sau đây thôi!
Thực tế vẫn còn có nhiều mẹ không thực hiện vắt và bảo quản sữa mẹ để con dùng sau đó. Lý do là bởi họ lo lắng: sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Hay trữ đông sữa mẹ có bị mất chất không?...Nhưng mẹ yên tâm vì khoa học và thực tế đều đã chứng minh điều này là đúng.
Tuy rằng sữa mẹ để lạnh hay trữ đông sẽ không còn kháng thể như sữa mẹ tươi bé bú ngay lúc đó. Nhưng nếu được bảo quản đúng cách thì sữa mẹ trữ đông vẫn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc chỉ mất đi chút chút. Và vẫn tốt hơn rất nhiều các đồ ăn uống khác kể cả sữa công thức cho trẻ sơ sinh.
Máy hút sữa là trợ thủ đắc lực trong công việc nuôi con bằng sữa mẹ
Để trả lời cho câu hỏi sữa mẹ vắt ra để được bao lâu thì ta cũng cần tìm hiểu các vấn đề liên quan khác. Chính là: nơi lưu trữ sữa mẹ, dụng cụ lưu trữ sữa mẹ…bởi chúng có liên quan mật thiết với nhau.
1. Nơi bảo quản sữa mẹ
Nơi bảo quản sữa mẹ sẽ quyết định đến thời gian sữa mẹ vắt ra để được bao lâu. Có 4 lựa chọn khác nhau về nơi để bạn bảo quản sữa mẹ. Việc bạn chọn nơi lưu trữ nào phụ thuộc vào mục đích, hoàn cảnh hay khi nào bạn muốn cho bé uống sữa.
Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng mát nhất có thể
Đấy là khi bạn muốn em bé được uống sữa mẹ ở mức độ tươi ngon nhất, trong vòng 1 vài giờ sau khi vắt. Nên để sữa ở vị trí mát nhất có thể, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào. Bạn cũng có thể dùng một chiếc khăn ẩm trùm lên chai sữa, sẽ làm mát được lâu hơn.
Túi giữ nhiệt bảo quản sữa mẹ
Hay còn được gọi là túi giữ nhiệt đá khô bởi cần dùng đá khô để giữ lạnh cho sữa. Lựa chọn này là khi mẹ đi làm vắt sữa mang về nhà cho con. Hay khi ai đó đưa bé ra ngoài chơi muốn mang theo sữa mẹ cho bé ăn… Sắm 1 chiếc túi giữ nhiệt đá khô cũng không quá tốn kém mà lại rất tiện dụng. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm của thương hiệu uy tín như:
túi giữ nhiệt đá khô Medela,
Unimom…
Túi giữ nhiệt đá khô Medela
Túi giữ nhiệt đá khô unimom
Tủ lạnh trữ sữa
Bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đá của tủ lạnh. Đương nhiên là thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ khác nhau, cụ thể mình sẽ nói tiếp ở phần sau. Nhưng mẹ chú ý là cần thiết để sữa mẹ ở giữa tủ lạnh phía sau, vì đây là vị trí nhiệt độ thích hợp nhất. Tránh để ở gần cánh tủ lạnh, do việc mở tủ thường xuyên sẽ làm biến động nhiệt độ, ảnh hưởng đến bảo quản sữa mẹ.
Bảo quản sữa mẹ trên ngăn đá tủ lạnh
Tủ đông trữ sữa
Đây là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn trữ sữa mẹ dài hạn hơn. Hoặc là lượng sữa mẹ bạn dự trữ quá dồi dào. Trong khi chiếc tủ lạnh nhà bạn thường xuyên bị mở, thường xuyên để các loại thực phẩm khác và nhỏ bé hơn để có thể làm tốt việc trữ sữa. Trong trường hợp này bạn nên trang bị một tủ đông chuyên dụng để bảo quản sữa mẹ được tốt nhất.
2. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ khác nhau tùy theo nơi và điều kiện bảo quản nhưng vẫn phải đảm bảo độ tươi, chất dinh dưỡng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Cụ thể như sau:
Ở nhiệt độ phòng, do đặc tính chống vi khuẩn, sữa mẹ có thể bảo quản tối đa tới 8 giờ phụ thuộc vào nhiệt độ cụ thể: Nếu nhiệt độ trên 26ºC sữa mẹ có thể bảo quản tối đa trong 1 giờ. Nếu nhiệt độ phòng có điều hòa dưới 26ºC thời hạn sử dụng sữa mẹ có thể lên tới 6-8 giờ.
Nếu dùng túi giữ nhiệt đá khô, mẹ có thể yên tâm bảo quản sữa cho con tới 24 giờ. Cho đến khi hết giờ làm việc về nhà, mẹ có thể cho bé dùng luôn hay để vào ngăm mát, ngăn đá tủ lạnh bảo quản tiếp.
Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ sẽ được giữ tươi trong khoảng thời gian tối đa 72 giờ (3 ngày). Và không cần lo lắng về sự bất tiện như rã đông sữa.
Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh, nếu là loại tủ lạnh nhỏ 1 cửa thì để được 2 tuần. Nếu tủ lạnh to 2 cửa, không để cùng quá nhiều thực phẩm khác và không mở cửa thường xuyên thì tối đa là 4 tháng mẹ nhé!
Tủ đông trữ sữa chuyên dụng bảo quản sữa mẹ trong thời gian lâu nhất
Nếu mẹ đầu tư sắm hẳn tủ đông lạnh chuyên dụng để chỉ dùng trữ sữa thì sữa mẹ có thể bảo quản tối đa trong vòng 6 tháng. Mẹ sẽ không cần lo lắng đến sự biến động nhiệt độ hay nhiễm khuẩn từ các thực phẩm để chung khác ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
3. Dụng cụ trữ sữa mẹ
Khi tìm hiểu sữa mẹ vắt ra để được bao lâu bạn cũng nên quan tâm đến các dụng cụ trữ, bảo quản sữa mẹ. Có 2 loại dụng cụ trữ sữa phổ biến là bình trữ sữa và túi trữ sữa. Chọn loại nào trong số chúng phụ thuộc rất lớn vào nơi trữ sữa, thời gian bảo quản sữa mẹ và điều kiện kinh tế của bạn.
Chai/ bình trữ sữa
Đây là lựa chọn tốt nhất cho thời gian ngắn bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, trong túi giữ nhiệt đá khô và ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể dùng luôn bình sữa của bé hoặc chai/ bình khác đủ điều kiện để trữ sữa.
Ưu điểm là rất tiện lợi khi mà bạn có thể lấy để hâm nóng và cho bé bú trực tiếp bằng bình sữa luôn mà không cần chuyển sang bình khác. Nó rất dễ dàng vệ sinh và có thể sử dụng được rất nhiều lần. Đặc biệt, chất liệu bình sữa thủy tinh bảo quản thực phẩm cực kỳ tốt.
Bình sữa dùng để vắt sữa, bảo quản sữa và cho bé bú
Tuy nhiên chai bình trữ sữa sẽ cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích trong tủ lạnh hơn túi trữ sữa. Giá bình sữa cũng sẽ đắt hơn. Nên nếu bạn dự định bảo quản sữa mẹ trong thời gian dài thì đây không phải dụng cụ trữ sữa phù hợp. Ngoài ra, với loại bình trữ sữa chất liệu thủy tinh thì càng không được phép để đông đá. Bởi nó dễ bị nứt vỡ và lẫn vào sữa, vô cùng nguy hiểm.
Túi trữ sữa
Đây là lựa chọn tốt nhất cho thời gian bảo quản sữa mẹ dài trên ngăn đá tủ lạnh và trong tủ trữ đông. Bạn có thể chọn các sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng như túi trữ sữa Medela, túi trữ sữa Unimom…
Túi trữ sữa Medela có thể hút sữa trực tiếp vào túi mà không cần bình
Ưu điểm lớn nhất của túi trữ sữa là giá bán rẻ hơn rất nhiều. Và tiết kiệm không gian trữ sữa hơn các loại chai bình sữa nên cực kỳ phù hợp để bảo quản sữa mẹ trong thời gian dài. Ngoài ra, để quản lý hạn dùng sữa mẹ trữ đông tốt hơn, phần lớn túi trữ sữa có chỗ cho mẹ ghi chú ngày tháng vắt sữa nữa.
Tuy nhiên túi trữ sữa chỉ dùng 1 lần duy nhất sau đó vứt đi nên rác thải nhiều. Ngoài ra, tuy túi trữ sữa có khóa Zip và chất liệu túi đáp ứng yêu cầu bảo quản sữa mẹ. Nhưng so với dùng chai bình trữ sữa thì có nguy cơ rò rì và chất lượng bảo quản sữa mẹ kém hơn chút xíu.
Túi trữ sữa Unimom cảm ứng nhiệt
Khay trữ sữa mẹ
Dụng cụ này được dùng nhiều ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam thì rất ít gặp. Nó giống như khay đựng đá, chia thành các ô nhỏ nhưng có nắp đạy để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập được.
Ưu điểm của khay trữ sữa mẹ là tiết kiệm không gian trong tủ lạnh hay tủ đông. Vì khay được chia thành các ngăn nhỏ nên mẹ có thể dễ dàng lấy lượng sữa vừa lượng bé ăn, tránh lãng phí. Ngoài ra, các viên sữa nhỏ bé sẽ rã đông nhanh chóng hơn là 1 túi trữ sữa hay 1 chai sữa có dung tích lớn hơn.
Tuy nhiên sử dụng khay trữ sữa mẹ bạn sẽ mất thời gian hơn khi làm vệ sinh. Hơn nữa, việc ghi nhớ ngày tháng vắt sữa sẽ phiền hà hơn chút. Khi mà có thể cùng 1 khay lại bảo quản sữa mẹ được vắt trong 2 hay 3 ngày cơ. Loại này thì ít thấy ở Việt Nam.
Khay trữ sữa mẹ
4. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách
Hiện tại đa số các mẹ đều dùng tủ lạnh để bảo quản sữa mẹ. Lý do là bởi tủ lạnh sẵn có hơn là cần mua riêng 1 tủ đông trữ sữa chuyên dụng khác. Cũng vì nhiều yếu tố mà không phải mẹ nào cũng có quá nhiều sữa để cần dùng tủ đông trữ sữa chuyên dụng. Vậy để bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách cần chú ý điều gì?
Chọn dụng cụ trữ sữa phải đảm bảo yêu cầu về chất liệu, độ an toàn... Tuyệt đối không tận dụng túi nilong, chai nước nhựa… để đựng sữa mẹ. Hãy chọn mua các dụng cụ trữ sữa chuyên dụng của các thương hiệu và tại các cửa hàng uy tín mẹ nhé!
Đảm bảo tay mẹ và các dụng cụ sạch sẽ khi vắt sữa, trữ sữa. Không thổi vào trong túi trữ sữa để túi phồng rộng ra. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự tiệt trùng của túi.
Đun sôi tiệt trùng bình sữa và phụ kiện
Sữa mẹ ngay sau khi vắt ra thường sẽ rất ấm. Bạn cần chờ đợi trong một vài phút để nó trở về nhiệt độ như nhiệt độ phòng, sau đó hãy đặt nó vào tủ đá. Để sữa không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Để lượng sữa trong mỗi túi hoặc bình trữ sữa vừa lượng bé ăn. Tránh để nhiều gây lãng phí vì nếu bé không dùng hết cũng không cất lại được. Nên để lượng sữa cách mép túi (khóa Zip) một khoảng min 1cm. Và miết hết không khí ra ngoài trước khi đóng khóa Zip.
Để lượng sữa bé ăn vừa đủ và miết hết không khí trước khi đóng khóa Zip
Nếu lượng sữa mẹ vắt được ít hơn mức để túi, mẹ có thể vắt sữa và để trong ngăn mát tủ lạnh. Đợi đến cữ vắt tiếp theo sẽ thêm vào rồi trữ đông để tiết kiệm túi trữ sữa. Không để sữa mới vắt lẫn với sữa đã trữ đông nhé!
Sữa trữ đông cần ghi chú rõ thời gian vắt sữa. Chú ý thời hạn sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Làm theo nguyên tắc First In first Out. Cho bé dùng sữa vắt ra lâu nhất còn thời hạn.
Sữa trữ đông cần ghi chú rõ thời gian vắt sữa
Do để cùng tủ lạnh với các loại thực phẩm khác nên cần để các túi trữ sữa vào 1 túi nilong khác. Để tách biệt với các đồ trong tủ lạnh. Tránh vi khuẩn có thể xâm nhập sang sữa trữ đông cho bé.
5. Kết luận sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Xin phép được nhắc lại sữa mẹ tươi là tốt nhất cho bé. Tuy nhiên khi mẹ vắt sữa trữ lạnh, trữ đông cho con dùng sau này vẫn sẽ rất tốt. Nhưng mẹ cần chú ý thời gian sữa mẹ vắt ra để được bao lâu và một số lưu ý khác. Để bé vẫn được dùng sữa mẹ an toàn và phát triển khỏe mạnh.
Hy vọng bài viết này đã đủ thông tin bạn đang muốn tìm hiểu. Chúc bạn thành công với kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ.