Khi được 5-6 tháng tuổi, bé nhà bạn đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Về cơ bản, nấu đồ ăn dặm cho con cũng tương tự như nấu đồ ăn cho cả nhà. Nhiều dụng cụ bạn có thể dùng chung được như dao, thớt, nồi, chảo…
Tuy nhiên các mẹ thường khá vất vả và tốn thời gian trong việc cho bé ăn dặm. Chế biến thức ăn dặm cho trẻ đòi hỏi sự tỉ mỉ, món ăn ngon đủ chất, thực đơn phong phú và đảm bảo vệ sinh. Vì vậy chuẩn bị những dụng cụ cho bé ăn dặm là điều cần thiết.
Những dụng cụ cho bé ăn dặm mẹ cần chẩn bị
1. Những phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW) và ăn dặm kiểu Nhật. Vậy ưu nhược điểm của 3 phương pháp ăn dặm này là như thế nào?
1.1 Phương pháp ăn dặm truyền thống
Đúng như tên gọi, đây là phương pháp ăn dặm truyền thống, lâu đời phổ biến ở Việt Nam. Trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn ăn dặm với bột và thức ăn (rau, củ, thịt, cá) xay nhuyễn. Sau đó sẽ dần chuyển sang ăn cháo vơi thức ăn vẫn là xay nhuyễn nấu chung với cháo. Tùy theo độ phát triển của trẻ mà cháo và thức ăn xay nhuyễn dần dần đặc hơn, thô hơn đến khi trẻ ăn cơm.
Ưu điểm: Trẻ bắt đầu ăn dặm với thực ăn được xay nhuyễn nên không gây hại gì cho hệ tiêu hóa. Phương pháp chế biến đồ ăn đơn giản, không mất nhiều thời gian, đặc biệt phù hợp với các mẹ quá bận rộn. Thực tế là phương pháp này đã được áp dụng lâu đời, ai cũng làm được và trẻ vẫn tăng cân đều.
Nhược điểm: Thức ăn nhuyễn có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng do ăn nhuyễn nhiều nên khả năng ăn thô của bé kém, có bé đến 2, 3 tuổi rồi vẫn ăn cháo hoặc cơm nhá.
Việc nấu chung bột/ cháo với thức ăn sẽ khiến bé khó cảm nhận được mùi vị riêng biệt, từ đó dấn đến không ngon miệng, không hứng thú, biếng ăn, kén chọn thực phẩm về sau.
Phương pháp này dễ dẫn đến thói quen ăn uống không tốt cho bé như: không chủ động, bị ép ăn, ăn rong... Đây cũng là nguyên nhân khiến các bà mẹ hiện đại không còn mặn mà với phương pháp ăn dặm truyền thống.
1.2 Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW
Với phương pháp ăn dặm này, ba mẹ chỉ quyết định loại đồ ăn và bé sẽ tự quyết định ăn như thế nào và ăn lượng bao nhiêu. Bé sẽ tự ngồi ăn, thức ăn được cắt với kích cỡ phù hợp cho bé tự cầm và tự đút được vào miệng.
Ưu điểm: Bé chủ động chọn đồ ăn, phản xạ nhai nuốt cực tốt và rất hững thú với việc ăn uống. Bé sẽ học được nhiều thứ: kiểm soát lượng thức ăn đưa vào miệng, sử dụng tay và lưỡi linh hoạt khéo léo...
Mẹ sẽ không cần chế biến quá cầu kỳ và tốn thời gian vì thực đơn của con cũng gần giống vơi cả nhà. Nếu chọn phương pháp này mẹ sẽ không cần chuẩn bị quá nhiều dụng cụ cho bé ăn dặm như các phương pháp ăn dặm khác.
Nhược điểm: Trong thời gian đầu làm quen với phương pháp này bé sẽ ăn rất ít, do đó mẹ nào muốn con tăng cân nhanh sẽ không phù hợp. Ngoài ra việc cho bé ăn thô ngay từ đầu mới tập ăn dặm rất dễ làm bé bị hóc, nghẹn khi đó mẹ phải thật bình tĩnh để xử lý.
Thêm nữa, phương pháp ăn dặm này sẽ gây ra sự bừa bộn, đòi hỏi mẹ phải thường xuyên lau dọn, làm vệ sinh. Nói chung nếu các mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm này thì phải thật sự hạ quyết tâm vì phải chịu áp lực tâm lý rất nhiều từ gia và cả chính các mẹ nữa.
Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW
1.3 Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Đây là phương pháp ăn dặm đang được rất nhiều mẹ Việt ưu ái. Bé sẽ bắt đầu tập ăn dặm với cháo loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ thô của cháo sẽ tăng dàn theo độ tuổi phát triển của bé. Các loại thực phẩm khác cũng được chế biến theo độ thô phù hợp Bé sẽ được ăn riêng từng loại và đẳm bảo đủ 3 nhóm thực phẩm: Tinh bột, vitamin, đạm.
Ưu điểm: So với phương pháp ăn dặm truyền thống, thì phương pháp này bé sẽ có khả năng ăn thô sớm hơn. Ngoài ra nhờ ăn riêng từng loại thức ăn nên bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm. Các món ăn của bé đa dạng, đầy đủ các nhóm chất, được thay đổi để phù hợp với các giai đoạn khác nhau. Bé cũng sẽ hình thành được thói quen ngồi ăn ngay từ sớm.
Nhược điểm: Áp dụng phương pháp ăn dặm này ba mẹ Việt sẽ phải chuẩn bị tư tưởng và thời gian biểu hợp lý vì sẽ tốn rất nhiều thời gian cho việc chế biến bảo quản đồ ăn, dạy con tập ngồi, dạy con cầm thìa ngay từ khi còn rất nhỏ. Ngoài ra mẹ cũng cần dùng đến nhiều dụng cụ cho bé ăn dặm hơn các phương pháp khác.
Nói chung, các phương pháp ăn dặm đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Việc áp dung phương pháp ăn dặm nào cần xem xét nhiều thứ như: thời gian của ba mẹ, sự hợp tác và nhu cầu của con, sự ủng hộ của gia đình…
Các mẹ cũng có thể chẳng áp dụng phương pháp ăn dặm nào nói trên, mà khéo léo phối kết hợp các phương pháp này để cho con ăn dặm theo kiểu của riêng mình.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
2. Những dung cụ cho bé ăn dặm mẹ cần chẩn bị
Dù mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp nào thì cũng cần chuẩn bị những dụng cụ cho bé ăn dặm như gợi ý dưới đây:
2.1 Dụng cụ cho bé ăn dặm
Thìa muỗng: Chọn loại thìa muỗng làm bằng chất liệu nhựa mềm, silicon; có đầu nhỏ bé sẽ dễ ăn hơn. Ngoài ra mẹ cũng nên chọn thìa muỗng có nhiều màu sắc khác nhau để tạo cảm giác hứng thú cho bé khi ăn.
Thìa muỗng ăn dặm cho bé
Bát đìa: Chọn loại làm bằng nhựa tốt không chứa BPA, dễ vệ sinh, khó rơi vỡ. Bé sẽ rất thích loại bát đĩa có hình các con vật nhiều màu sắc.
Bát đĩa ăn dặm cho bé
Khay ăn nhiều ngăn: Khi bé ăn dặm với nhiều loại thức ăn, mẹ có thể để các món ăn vào từng ngăn khác nhau giúp tăng khẩu vị và khẩu phần ăn cho bé.Mẹ có thể tham khảo giá 1 số mẫu khay ăn nhiều ngăn tại đây.
Khay ăn dặm nhiều ngăn
Cốc uống nước: Mẹ có thể chọn trong hai loại là cốc mỏ vịt và cốc gắn ống hút. Để bé có thể tự uống nước mẹ hãy mua loại có tay cầm 2 bên. Cốc không bị rỉ nước ở miêng, có nắp đạy sạch sẽ.
Cốc uống nước cho bé
Yếm ăn: Yếm ăn giúp bé hạn chế làm bẩn quần áo khi ăn. Có nhiều lựa chọn dành cho mẹ như yếm vải, yếm Nilon, yếm nhựa. Mẹ nên chọn yếm ăn có màu sắc khó lộ vết bẩn.
Yếm ăn cho bé
Khăn, giấy ăn: Để tiết kiệm mẹ nên dùng khăn xô (khăn sữa) vì có thể giặt sạch dễ dàng, có thể dùng lại được nhiều lần và rất mềm mại cho da bé.
Khăn ăn cho bé
Ghế tập ăm dặm: Đây là món đồ mình nghĩ là không thể thiếu khi mẹ chuẩn bị dụng cụ cho bé ăn dặm. Vậy chọn mua ghế tập ăn dặm cho bé loại nào tốt?
Nói chung thì nên chọn ghế ăn dặm dễ dàng vệ sinh, có thể điều chỉnh được độ cao và bé có thể ngồi 1 cách thoải mái để bữa ăn ngon miệng.
Và điều quan trọng là mẹ nên sử dụng ngay từ những ngày đầu tiên tập cho bé ăn dặm. Sau này khi bé đã biết bò, biết đi thì việc cho bé ngồi im trong ghế ăn sẽ hết sức khó khăn.
Ghế tập ăn dặm Summer
2.2. Dụng cụ chê biến đồ ăn dặm cho bé
Nồi hấp: Nồi hấp sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian chế biến và giúp giữ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nồi hấp cho các mẹ thoải mái lựa chọn.
Dụng cụ chế biến đồ ăn dặm cho bé
Nồi nấu cháo/ cốc nấu cháo: Mẹ có thể sử dụng nồi cơm điện, nồi áp suất …có sẵn trong gia đình để nấu chao cho con, hoặc cũng có thể chuẩn bị nồi/ cốc nấu cháo riêng như cốc nấu cháo Pigeon hoặc cốc nấu cháo Richell.
Cốc nấu cháo Pigeon hoặc cốc nấu cháo Richell
Máy xay: Thức ăn của bé cần được chế biến mềm, nhuyễn để bé dễ nuốt nên máy xay cũng là trợ thủ đắc lực cho mẹ trong việc chế biến các món ăn dặm cho bé.
Nên chọn máy xay có kích thước trung bình vì lượng thức ăn xay cho trẻ cũng ít và dễ dàng tháo lắp để vệ sinh sau mỗi lần sử dụng.
Dụng cụ ăn dặm cho bé
Bộ chế biến ăn dặm: Bao gồm cốc nghiền có nhiều rãnh, chày nghiền, lưới rây, đồ mài bào củ quả… Với mẹ cho con ăn dặm kiểu Nhật, bộ chế biến ăn dặm góp phần rất lớn giúp mẹ rút ngắn thời gian chế biến đồ ăn cho con.
Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật
Hộp đựng thức ăn trữ đông (Khay đựng đồ ăn dặm cho bé): Với mẹ bận rộn, hộp thức ăn trữ đông là điều cần thiết. Thức ăn tươi sau khi sơ chế sẽ được để vào hộp đựng thức ăn và bảo quản trong ngăn đá tử lạnh. Đến bữa ăn chỉ cần lấy viên thức ăn ra và chế biến.
Ngoài ra, hộp đựng thức ăn còn giúp mẹ chia đều khẩu phần ăn khoa học hơn. Mẹ nên chọn các loại hộp có kích cỡ khác nhau, có nắp đạy và làm bằng chất liệu an toàn.
Hộp đựng thức ăn trữ đông cho bé
3.Kết luận
Trên đây là những dụng cụ cho bé ăn dặm mẹ cần chuẩn bị. Nhưng còn tùy thuộc vào việc mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm nào cho con mà mẹ có thể lựa chọn không mua hết hoặc dùng chung đồ dùng sẵn có trong gia đình để tiết kiệm chi phí.
Chúc mẹ chọn mua được những món đồ như ý cho con!