Nôn trớ là hiện tượng thức ăn từ dạ dày chảy ngược qua thực quản ra ngoài miệng, thường gặp ở các bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau khi nôn trớ các con thường rất mệt mỏi, quấy khóc làm mẹ vô cùng căng thẳng. Tệ hơn nếu trẻ sơ sinh hay bị trớ thường xuyên sẽ làm các bé chậm tăng cân dẫn đến sức đề kháng kém, dễ ốm. Vậy đâu là cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh? Loại sữa nào có thể chống nôn trớ hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề nan giải trên.
Cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
1. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Để đưa ra được cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả, mẹ cần xác định đúng nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ. Dựa vào nguyên nhân, nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể được chia thành 2 loại chính: Nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý.
1.1 Nôn trớ sinh lý (Trào ngược)
Nôn trớ sinh lý( trào ngược) là phổ biến nhất thường thấy ở 60% các bé sơ sinh khỏe mạnh. Đặc điểm của nôn trớ sinh lý là không nôn nhiều, không nôn vọt, bé chỉ nôn ra thức ăn ở dạng lỏng…
Sở dĩ có hiện tượng này là do bé còn nhỏ, các cơ quan của bé chưa phát triển hoàn thiện. Dạ dày của bé hãy còn nằm ngang, thể tích dạ dày nhỏ, cơ thắt thực quản dưới chưa khép kín. Thức ăn của bé trong giai đoạn này chủ yếu ở dạng lỏng, bé lại nằm nhiều, thức ăn dễ ứ đọng trong dạ dày dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Khi bé lớn hơn, khoảng được 12-18 tháng hiện tượng nôn trớ sinh lý này sẽ “tự động” giảm dần và biến mất.
Bên cạnh đó, nôn trở sinh lý còn có thể do các tác động bên ngoài như sai lầm về ăn uống và chăm sóc:
- Cho bé bú quá no, ăn quá nhiều.
- Bé bú mẹ hoặc bú bình sai tư thế làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày.
- Bé vừa ăn no đã được đặt nằm ngay, vừa ăn vừa chạy nhảy.
- Quấn tã hoặc băng rốn quá chặt.
- Cho trẻ ngậm ti giả nhiều và đổi đồ ăn mới lạ với bé…
1.2 Nôn trớ bệnh lý
Nôn trớ bệnh lý thì ít gặp hơn loại trên. Thông thường là do bé gặp bất thường về hệ tiêu hóa, bệnh viêm nhiễm, tác dụng ngoài ý muốn của thuốc…
Mẹ cần theo dõi hiện tượng nôn trớ ở trẻ, đặc biệt là khi trẻ bị nôn trớ liên tục, để biết chính xác là loại nôn trớ nào từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Ví dụ như:
- Theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ trong khoảng thời gian trẻ bị nôn trớ nhiều.
- Mẹ quan sát triệu chứng nôn: nôn thốc nôn tháo, nôn vọt, nôn khan hay nôn ra sữa…
- Thời điểm trẻ nôn trớ: sau khi ăn hay những lúc khác, trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày…
- Quan sát các biểu hiện của trẻ cả khi nôn và những lúc khác: màu da, nhịp thở, nhiệt độ, ho, đờm, tiêu chảy, đầy hơi, trẻ quấy khóc, co giật…
Nếu trẻ nôn trớ có đi kèm những biểu hiện bất thường, lúc này mẹ cần cho bé đển bác sĩ để biết nguyên nhân và có hướng dẫn điều trị tốt nhất.
2. Cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Ở đây mình chỉ nhắc đến cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân sinh lý, còn về nôn trớ do nguyên nhân bệnh lý thì các mẹ phải đến gặp bác sĩ thôi!
Phần lớn trẻ sơ sinh đều có hiện tượng nôn trớ sinh lý. Và theo ý kiến chủ quan của mình là “phòng hơn chữa”, cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất chính là mẹ phải chăm sóc trẻ một cách khoa học ngay từ đầu, hạn chế các sai lầm trong cách cho con ăn uống và cho bé sử dụng sữa chống nôn trớ.
2.1 Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh nôn trớ đúng cách
- Cho bé bú/ ăn dặm đúng tư thế. Mẹ nên cho bé bú trên tay hạn chế bú nằm. Lưu ý khi cho bé bú nằm phải kê gối cao hơn khi bé ngủ một chút. Nếu bú mẹ nên cho bé bú bên trái trước rồi chuyển sang bú bầu bên phải sẽ giúp sữa dễ dàng xuống dạ dày và không gây trào ngược. Cho bé ngậm bắt vú đúng nếu không sẽ ảnh hưởng đến bầu vú mẹ và lượng sữa ra không đều.
Nếu bú bình, mẹ chú ý luôn để núm vú bình đầy sữa để tránh bé nuốt phải nhiều không khí. Nếu bé đã ăn dặm, nên cho bé gồi ngay ngắn trên ghế tập ăn để tránh bé ngồi ăn sai tư thế, vừa ăn vừa đùa nghịch chạy nhảy dễ dẫn đến nôn trớ.
- Cho bé bú từ từ, đủ cữ, không nhồi nhét. Nếu mẹ nào nhiều sữa, khi cho bé bú thì nên cho bé nghỉ một chút để bé kịp nuốt sữa. Thời gian cho bé bú thông thường khoảng 10-15 phút, không nên kéo dài hơn. Việc bú nhiều một lúc sẽ khiến dạ dày bé căng lên khiến thức ăn dễ trào ra ngoài.
Nếu bé nhà bạn hay nôn trớ thì càng cần thiết cho bé ăn nhiều bữa. Nên chia khoảng cách các bữa ăn khoảng 2 -4 giờ. Với thức ăn mới lạ, mẹ càng phải chia nhỏ nhiều lần và cho bé ăn với lượng tăng dần để theo dõi sự thích ứng của bé.
- Khi bé đã ăn no nhớ bế bé cao đầu và vỗ vỗ nhẹ vào lưng cho sữa xuống hết, khi nào nghe thấy tiếng ợ là được. Không nên cho bé nằm ngay mà đợi khoảng 15 phút sau đó cho nằm nghiêng bên trái, kê đầu hơi cao. Không nên thay đổi tư thế đột ngột, bế xốc bé, chơi đùa với bé… khi bé vừa ăn no.
- Massage nhẹ nhàng quanh rốn bé làm giảm co bóp dạ dày, hạn chế nôn trớ. Và massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp bé bài tiết phân điều độ hàng ngày, làm giảm trướng bụng và nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Cho bé bú đúng cách
2.2 Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- Dùng gạo lức: Mẹ có thể lấy gạo lức đã đem rang vàng, cộng với nửa cốc nước ấm, nửa cốc sữa rồi đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 1 nửa lượng nước. Mẹ có thể cho trẻ uống vài lần sẽ giảm hẳn ọc sữa. Mẹ chú ý nhé, gạo lức lấy 7 hạt cho bé trai và 9 hạt cho bé gái. Mẹ cũng có thể nhai cơm gạo lức với muối vừng cho con ăn vài lần cũng hết ọc sữa.
- Dùng gừng tươi: Bố và mẹ lần lượt ngậm 1 lát gừng tươi. Bố hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng và rốn bé. Mẹ hà hơi vào vùng lưng, gáy bé. Mỗi lần mỗi người cần hà hơi 36 cái, ngày làm 3 lần, làm liên tục trong ba ngày bé sẽ hết nôn trớ.
Đây là mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm các cụ ta truyền lại, cũng có nhiều mẹ đã tin dùng.
Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
2.3 Sử dụng sữa chống nôn trớ là cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Bạn biết đấy, hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là do bé còn nhỏ, các cơ quan của bé chưa phát triển hoàn thiện, cộng với thức ăn của bé trong giai đoạn này chủ yếu ở dạng lỏng, bé lại nằm nhiều, thức ăn dễ ứ đọng trong dạ dày dẫn đến bé dễ bị nôn trớ.
Do đó, thay đổi chế độ ăn bằng cách chuyển sang chế độ đặc (tạo độ sánh) là biện pháp phòng ngừa và giảm nôn trớ hiệu quả. Có một số phương pháp được các mẹ áp dụng để chuyển sang chế độ đặc đó là:
- Cách 1: Bổ sung tinh bột vào đồ ăn của bé (sữa, bột hay cháo). Tuy nhiên bột hay cháo nếu quá nhiều tinh bột đều có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa cũng như phát triển của bé. Trong sữa, lượng tinh bột cũng không được vượt quá 2%.
- Cách 2: Bổ sung bột, gạo hay bột ngũ cốc vào sản phẩm dinh dưỡng. Nhược điểm của phương pháp này là làm cho sản phẩm dinh dưỡng bị đặc, sánh trước khi uống nên thường dẫn đến tắc núm ti, bé khó uống nuốt. Bên cạnh đó, phương pháp này còn làm thay đổi thành phần công thức và giảm hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng.
- Cách 3: Phương pháp này có thể khắc phục được những tồn tại của hai phương pháp trên, đó là cho bé sử dụng sản phẩm dinh dưỡng với tinh bột tinh chế (sữa chống nôn trớ). Đây là cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp giữ nguyên thành phần công thức giup bé hấp thu tốt và độ đặc sánh của sản phẩm chỉ tăng lên trong môi trường acid của dạ dày. Từ đó hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh hiệu quả cũng như tiết kiệm công sức và thời gian cho các mẹ.
3. Sữa chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh
3.1 Nguyên tắc chọn sữa chống nôn trớ
- Sữa chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh đầu tiên phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ: DHA, ARA, Taurin, Lutein, chất xơ, men vi sinh…
- Chọn sữa theo cơ chế làm đặc. Trong đó sữa được làm đặc hơn nhờ một lượng cacbohydrate được thay thế bằng một lượng tinh bột với tỷ lệ nhỏ hơn 2g/100ml. Khi uống sữa vào đến dạ dày sẽ sệt lại, làm giảm trào ngược gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
3.2 Một số loại sữa chống nôn trớ hiệu quả
Theo mình thấy hiện nay các loại sữa phổ biến nhất được dùng làm cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh là: Physiolac Ar, Similac Sensitive, Frisolac Gold Comfort, Optimum Comfort.
Đặc điểm chung của các loại sữa chống nôn trớ này là: khi pha sữa rất sánh, hay bị vón, lâu tan hết và có thể lắng cặn do đó mẹ phải khuấy đều, kỹ lưỡng. Đây là loại sữa đặc trị nôn trớ, mẹ chỉ nên dùng cho con khi thực sự cần thiết hoặc có chỉ dẫn của bác sĩ chứ thông thường không dùng.
Trong các loại sữa này thì Similac Sensitive, Physiolac Ar hỗ trợ tăng cân, tăng chiều cao tốt nhất ; Còn Frisolac Gold Comfort, Optimum Comfort tăng cân ít hơn. Sữa Similac Sensitive thành phần chất đạm cao hơn cả nên có tính nóng hơn các loại còn lại, song là sữa đặc trị nên vẫn hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Về giá cả xếp theo thứ tự giảm dần thì Similac Sensitive có giá đắt nhất khoảng từ 550K (hộp 638g); Physiolac Ar khoảng từ 240K (hộp 400g); Optimum Comfort khoảng hơn 200K (hộp 400g); Frisolac Gold Comfort khoảng hơn 150K (hộp 400g).
3.2.1 Sữa Physiolac Ar
Sữa Physiolac Ar
Sữa bột Physiolac là thương hiệu dinh dưỡng cao cấp toàn cầu của tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm hàng đầu của Pháp- Gilbert Laboratories. Physiolac trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt và tuân thủ tuyệt đối các quy địn về dinh dưỡng tại Châu Âu trước khi được lưu hành. Các sản phẩm Physiolac đều đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cao nhất hiện nay do FAO và WHO ban hành.
Physiolac Ar là sản phẩm sữa dinh dưỡng cao cấp đặc trị nôn trớ dành cho trẻ từ 0-6 tháng (Physiolac Ar 1) và 6-12 tháng (Physiolac Ar 2). Physiolac Ar với công thức đặc biệt bổ sung tinh bột ngô được thủy phân bằng phương pháp Gelatin hóa chuyên biệt tạo ra kết tủa đặc và rất mịn, giúp tăng độ nhớt và ổn định sữa ở dạng nhũ dịch tại dạ dày. Từ đó giúp chống lại hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiện quả.
Sữa Physiolac Ar còn bổ sung công thức Fibrea+ bao gồm các chất xơ GOS và FOS với tỷ lệ ưu việt thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ đầy bụng và rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, Physiolac Ar cũng cung cấp đầy đủ các các chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa, cải thiện táo bón, hỗ trợ phát triển trí não, thị lực, hệ miễn dịch, chiều cao, thể chất toàn diện…
3.2.2 Sữa Similac Sensitive
Sữa Similac Sensitive
Similac là một trong những nhãn hiệu dinh dưỡng nổi tiếng của Abbott. Được thành lập năm 1888, Abbott là công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới của Mỹ, chuyên nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao trong các lĩnh vực dinh dưỡng, dược phẩm, thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh.
Similac là dòng sản phẩm công thức cải tiến với Intelli-Pro, sự kết hợp độc đáo của DHA và Lutein, với hệ chất béo đặc biệt giúp tăng cường hấp thu các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ phát triển trí não và thị giác của trẻ.
Similac Sensitive với công thức đặc biệt là sự pha trộn độc đáo của Carbohydrate vừa giúp giảm nôn trớ cho bé vừa dễ tiêu hóa. Sản phẩm không chứa chất béo khó tiêu, đồng thời bổ sung canxi cho xương khớp chắc khỏe và cứng cáp. Similac Sensitive với công thức Optigro độc quyền (là sự kết hợp của DHA,ARA, Lutein và Vitamin E…) giúp bé phát triển vượt trội về trí não.
3.2.3 Sữa Frisolac Gold Comfort
Sữa Frisolac Gold Comfort
Friso là sản phẩm của tập đoàn FrieslandCampina (Hà Lan) thành lập năm 1871. Friso đã nghiên cứu về sự phát triển tự nhiên của trẻ nhờ vào nguồn sữa mẹ để cho ra đời các sản phẩm dinh dưỡng với công thức độc đáo, cân đối dưỡng chất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Với các ưu điểm: Thành phần Omega 3 phong phú, giàu DHA…các sản phẩm friso an toàn và giúp bé phát triển toàn diện. Sữa Friso luôn nhận được đánh giá rất tốt từ các mẹ bỉm sữa.
Sữa Frisolac Gold Comfort chuyên dùng cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi bị nôn trớ, táo bón, đau thắt bụng nhờ chất gôm thiên nhiên của cây họ đậu Carob Bean. Chất gôm này là loại thực phẩm giàu chất xơ, không gây tác dụng phụ, đã được dùng khoảng hơn 5000 năm ở vùng Địa Trung Hải.
Chất gôm Carob Bean làm cho sữa Frisolac Gold Comfort đặc hơn các loại sữa thông thường từ đó hạn chế nôn trớ tối đa. Chất gôm này cũng kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột già làm tăng thể tích và độ dẻo của phân do đó là giảm hiện tượng đau thắt bụng, táo bón ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, sữa Frisolac Gold Comfort còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của bé như: DHA, Taurine, Các axit béo thiết yếu, các vitamin và khoáng chất, Nucleotide, Beta-carotene …
3.2.4 Sữa Optimum Comfort
Sữa Optimum Comfort
Vinamilk được thành lập từ những năm 1976, là thương hiệu sữa số 1 Việt Nam. Vinamilk hiện có hơn 200 loại sản phẩm và được phân phối tới hơn 30 quốc gia. Các dòng sản phẩm chính của Vinamilk bao gồm: sữa nước, sữa chua uống, sữa chua ăn, sữa bột, bột ăn dặm, sữa đặc, sữa đậu nành, kem, phô mai và nước giải khát.
Sữa Optimum Comfort là dòng sữa chống nôn trớ của Vinamilk. Với công thức tiên tiến Opti-care đã được nghiên cứu lâm sàng, bổ sung tinh bột tự nhiên giúp giảm tối đa các triệu chứng nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, Sữa Optimum Comfort vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tối ưu cho trẻ phát triển toàn diện: Hỗn hợp Prebiotic (FOS, GOS), hệ men vi sinh Bifidobacterium (BB-12), DHA, ARA, Cholin, Taurin, Lutein… hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa và miễn dịch, phát triển não bộ và thị giác…
4. Xử lý khi trẻ bị nôn trớ
- Ngay khi trẻ bị nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc. Làm sạch miệng, họng và mũi trẻ (thứ tự miệng trước, mũi sau) bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trớ trong miệng và họng trẻ.
- Khum tay vỗ nhẹ vào hai bên lưng để trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn trớ còn đọng lại trong họng ra ngoài.
- Dùng nước ấm lau cổ và người cho trẻ. Thay toàn bộ đồ dính nôn trớ cho trẻ.
- Khi trẻ đã hết cơn nôn trớ, cho trẻ uống chút nước ấm. Sau đó cho bú mẹ hoặc bú bình từ từ.
- Giúp trẻ ngủ. Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc chống nôn khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Chú ý theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo.
5. Xử lý khi trẻ bị sặc chất nôn trớ (Dị vật đường hô hấp)
Khi trẻ bị sặc chất nôn trớ trong đường hô hấp, mẹ đừng mất bình tĩnh nhé! Hãy xử lý theo hướng dẫn sau đây:
Không được dùng tay móc chất nôn trớ đó ra, mà phải làm ngay nghiệm pháp Heimlich để tống dị vật ra. Sau khi tống được chất nôn trớ ra ngoài, nếu trẻ vẫn còn mệt thì hãy đưa trẻ đến cơ ở y tế gần nhất.
Phương pháp Heimlich vỗ lưng và ấn ngực
- Phương pháp Heimlich vỗ lưng:
. Đỡ trẻ nằm sấp bằng một tay của người cấp cứu.
. Bàn tay nâng đầu và cổ trẻ thấp hơn phần thân trẻ.
. Dùng bàn tay còn lại vỗ 5 cái vào lưng ở khoảng giữa 2 bả vai trẻ.
- Phương pháp Heimlich ấn ngực
. Đỡ trẻ nằm ngửa trên một tay của người cấp cứu.
. Bàn tay đỡ đầu và cổ trẻ thấp hơn phần thân trẻ.
. Hút sạch sữa trào ra ở vùng mĩ họng (nếu có)
. Dùng 2 ngón tay của bàn tay kia ấn mạnh ở vùng giữa dưới ức 5 lần.
Có thể kết hợp cả 2 phương pháp Heimlich vỗ lưng và ấn ngực.
6. Kết luận
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, do đó mẹ đừng nên quá căng thẳng khi con gặp phải. Điều quan trọng là mẹ hãy chú ý chăm sóc trẻ một cách khoa học, hạn chế các sai lầm trong cách cho con ăn uống và cho bé sử dụng sữa chống nôn trớ. Đây là cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.
Về việc lựa chọn sữa chống nôn trớ, mẹ hãy dựa vào các đặc điểm mình đã nêu ra ở trên để đưa ra quyết định. Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất khi lựa chọn bất kỳ loại sữa nào cho con đó là xem phản ứng và khả năng hấp thu của bé.
Dù mẹ thấy sữa ngon, đầy đủ dưỡng chất, giá đắt nhưng con không chịu uống, không hấp thu thì có khi chọn các loại sữa Việt Nam vẫn còn tốt hơn các loại sữa ngoại. Và trong những lúc như vậy thì mẹ đừng ngại ngần cho bé thử qua một vài loại để xem xét và lựa chọn.