Thiếu sắt trong thai kỳ là tình trạng rất phổ biến. Bạn đã biết khi mang thai thì cần bổ sung sắt. Nhưng bạn không biết thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt? Bầu mấy tháng thì uống sắt? Hay cần bổ sung bao nhiêu là đủ?…Vậy hãy tiếp tục đọc phần sau của bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết một vài lựa chọn hàng đầu hiện nay.
1. Tại sao cần bổ sung sắt cho bà bầu?
Sắt là một khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là khi bạn mang thai. Sắt giúp sản xuất Hemoglobin – một thành phần quan trọng của tế bào máu giúp vận chuyển oxi. Sắt cũng giúp duy trì hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Nó cũng rất quan trọng trong sản xuất Enzyme, Collagen…nữa. Và khi mang thai, lượng cung cấp máu tăng lên do đó nhu cầu về sắt cũng tăng theo gấp đôi bình thường.
Cũng như canxi thì sắt có rất nhiều trong thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên hàm lượng sắt có trong thực phẩm sẽ bị hao hụt đi trong quá trình chế biến. Ngoài ra khi mang thai lượng sắt cho bà bầu cần nhiều hơn so với người bình thường. Do đó, chỉ cung cấp sắt cho cơ thể qua nguồn thực phẩm chắc chắn là không đủ. Người ta ước tính, có hơn 50% phụ nữ mang thai thiếu sắt. Vậy rất cần thiết bổ sung thêm viên sắt cho bà bầu.
2. Có các loại sắt cho bà bầu nào?
2.1 Chia theo dạng tồn tại
Về dạng tồn tại của thành phẩm thì sắt chia thành dạng viên sắt và sắt nước.
Sắt nước hấp thu tốt hơn, ít gây nóng và ít gây táo bón hơn. Nhưng lại khó uống, dễ gây buồn nôn vì thường có vị ngọt. Hàm lượng sắt nguyên tố trong sắt nước cũng không cao bằng dạng khác và cũng tốn kém hơn.
Viên sắt thì có loại viên nén hoặc viên nang. Nói chung là dễ uống hơn, không gây buồn nôn và kinh tế hơn. Nhưng so với sắt nước thì hấp thu kém hơn và dễ gây nóng trong, táo bón hơn.
Sắt chia thành sắt nước, viên sắt (viên nang và viên nén)
2.2 Chia theo dạng bổ sung
Thuốc sắt cho bà bầu cũng được chia thành các dạng bổ sung phổ biến sau: sắt dạng phức hợp sắt 2, sắt dạng phức hợp sắt 3 và sắt ở dạng các acid amin.
Sắt dạng phức hợp sắt 2 (ferrous Iron) được khuyên dùng nhất vì hàm lượng sắt nguyên tố cao nhất, dễ được hấp thu bởi ruột non, giá thành không quá cao và dễ tiếp cận hơn cả. Tuy nhiên cũng gây ra nhiều tác dụng phụ cho đường tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, táo bón, đau bụng, phân đen… Loại này bao gồm sắt vô cơ (sắt sulfate) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate). Trong đó sắt hữu cơ được đánh giá là dễ hấp thụ và ít gây táo bón hơn.
Sắt dạng phức hợp sắt 3 (ferric Iron) ít gây ra tác dụng phụ hơn loại sắt 2. Tuy nhiên khả dụng sinh học của loại này thường thấp hơn 3-4 lần so với sắt 2. Sắt 3 cần phải chuyển đổi thành sắt 2 để có thể được hấp thụ ở ruột non. Để quá trình chuyển đổi này diễn ra tốt đẹp bạn cần sự hỗ trợ của Vitamin C từ thuốc bổ sung hay rau quả. Cũng có nhiều người đánh giá bổ sung bằng sắt 3 thường đắt hơn sắt 2
Sắt ở dạng các acid amin như sắt amino acid chelate, sắt diglycinate, sắt bisglycinate… Loại này được đánh giá là gây ra tác dụng phụ ít hơn đáng kể so với loại sắt 2. Tuy nhiên sắt ở dạng các acid amin thường không có đủ hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi viên thuốc để giúp điều trị thiếu hụt. Loại này thường chỉ dùng để duy trì mức độ sắt hoặc ngăn ngừa sự thiếu hụt có thể xảy ra. Nhưng vẫn dùng tốt cho mẹ bầu vì vẫn có nguồn bổ sung sắt khác bằng thực phẩm mà.
Chọn thuốc sắt cho bà bầu thì thứ tự ưu tiên là sắt 2, sắt 3 và sắt dạng acid amin. Nếu bạn còn e ngại sắt 2 nhiều tác dụng phụ thì có nhiều cách để giảm bớt chúng. Bạn có thể dùng thêm các chất bổ sung khác, ăn uống nhiều rau xanh, trái cây…Hiện nay cũng có nhiểu nghiên cứu tạo ra các công thức mới để có thể giảm bớt các tác dụng phụ này.
3. Chọn sắt cho bà bầu cần chú ý điều gì?
Về cơ bản các loại thuốc sắt cho bà bầu không khác nhau nhiều nhưng vẫn cần chọn lựa kỹ lưỡng. Loại nào phù hợp với các yêu cầu của mẹ bầu nhất chính là thuốc sắt tốt cho bà bầu nhất.
Kiểm tra hàm lượng sắt nguyên tố trên nhãn mác: Có nghĩa là không cần quá quan tâm đến hàm lượng sắt sulfate, sắt fumarate hay sắt gluconate…là bao nhiêu. Mà hãy xem lượng sắt nguyên tố có trong đó như thế nào. Sắt sulfate có 20% hàm lượng sắt nguyên tố. Sắt fumarate có hàm lượng sắt nguyên tố cao nhất 33%. Sắt gluconate có tỷ lệ thấp nhất trong 3 loại 12%. Cũng có các loại sắt khác nữa nhưng ít phổ biến hơn.
Kiểm tra hàm lượng sắt nguyên tố trên nhãn mác
Thuốc sắt cho bà bầu phải kết hợp với vitamin C, acid Folic, Vitamin B6 và Vitamin B12 để quá trình tạo máu diễn ra thuận lợi nhất. Vitamin C còn giúp hấp thu và chuyển hóa sắt tốt hơn, đồng thời giúp mẹ bầu giảm bớt táo bón và các triệu chứng khó chịu khác. Hãy bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây…Bạn có thể uống sắt cùng với 1 cốc nước cam vừa để dễ uống hơn và cũng dễ hấp thu sắt hơn.
Dễ uống: Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng cứ sắt nước, sắt hữu cơ mới là dễ hấp thu hơn. Loại sắt có hàm lượng sắt nguyên tố cao mới là tốt nhất... Cho nên “nhắm mắt nhắm mũi” uống mặc dù thấy khó uống quá. Rồi uống xong thì nôn hết dẫn đến “xôi hỏng bỏng không”. Vì thế hãy chọn loại sắt mà mình thấy dễ uống nhất để việc bổ sung sắt hàng ngày cho mẹ bầu suốt thai kỳ không trở thành cơn ác mộng đáng sợ.
4. Top 5 thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt
Các loại thuốc sắt cho bà bầu hiện nay thường khác nhau về hàm lượng, dạng muối sắt hay có bổ sung kèm các loại vitamin. Chính xác thì chúng đều rất tốt bởi đều đã được các tổ chức uy tín kiểm nghiệm và công nhận chất lượng. Chỉ là nó có phù hợp với người dùng hay không?
Dưới đây là thông tin chi tiết về 5 loại thuốc sắt cho bà bầu hiện đang được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Mẹ bầu có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn. Hãy nhớ rằng, trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sỹ nhé!
4.1 Viên sắt Chela ferr forte
Viên sắt Chela ferr forte là sản phẩm của công ty dược phẩm Olimp Lab (Ba Lan). Olimp Lab luôn nghiên cứu, phát triển công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, có thể chăm sóc sức khỏe của khách hàng theo cách tốt nhất. Viên sắt Chela ferr forte được đánh giá cao bởi tổ chức sản phụ khoa hàng đầu Ba Lan và được viện bà mẹ và trẻ em Ba Lan khuyên dùng.
Viên sắt cho bà bầu Chela ferr forte có tốt không? Chela ferr forte chứa sắt Ferrochel được cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) công nhận an toàn và khả dụng sinh học hơn các dạng ion sắt khác. Sắt hữu cơ Ferrochel ở dạng acid amin Chelate với cơ chế Albion có khả năng dung nạp tốt, ít gây kích ứng đường tiêu hóa (táo bón, buồn nôn), ít gây phản ứng với các vitamin, khoáng chất khác.
Viên sắt Chela ferr forte
Sắt Chela ferr forte ở dạng viên nang rất dễ uống, thuận tiện mang theo. Mỗi viên sắt Chela ferr forte còn có chứa Acid Folic, Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin B12 giúp khả năng hấp thu sắt tốt nhất. Tuy nhiên đây là loại sắt ở dạng acid amin nên hàm lượng sắt nguyên tố chỉ 28mg không cao bằng các loại khác.
4.2 Viên sắt Blackmores Pregnancy Iron
Blackmores là thương hiệu sức khỏe tự nhiên hàng đầu của Úc về các sản phẩm dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe nổi tiếng như: Blackmores Glucosamine, Blackmores sugar balance, Blackmores fish oil… Blackmores Pregnancy Iron là thuốc sắt cho bà bầu của Úc rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
Thuốc Blackmores có tốt không? Blackmores Pregnancy Iron là sản phẩm dành riêng cho phụ nữ mang thai. Ở dạng sắt 2 Glycinate dễ hấp thụ hơn, nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa và ít gây táo bón, buồn nôn hơn. Thành phần không có: gluten, men, bột mỳ, chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu…nên rất an toàn.
Viên sắt Blackmores Pregnancy Iron
Thuốc sắt cho bà bầu Blackmores Pregnancy Iron dạng viên nên rất dễ uống không gây buồn nôn. Tuy nhiên ở dạng sắt Bisglycinate nên hàm lượng sắt nguyên tố chỉ 24mg, không cao như các loại sắt khác. Và thành phần cũng không có thêm các vitamin B, Vitamin C hay acid Folic nên mẹ bầu cần bổ sung ngoài.
4.3 Sắt Ferrovit
Ferrovit là sản phẩm thuốc sắt được sản xuất tại Thái Lan bởi Mega We care (Mega Lifescience). Mega chuyên sản xuất, tiếp thị và phân phối các sản phẩm dinh dưỡng, thuốc và hàng tiêu dùng chất lượng hàng đầu thế giới. Hiện nay các sản phẩm của Mega đã có mặt ở 31 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Thuốc sắt Ferrovit có tốt không? Thuốc Ferrovit là dạng sắt 2 Fumarate có hàm lượng sắt nguyên tố cao và dễ hấp thu. Ngoài ra thành phần còn có Folic acid và Vitamin B12 hỗ trợ quá trình hấp thu sắt tốt nhất và nhiều thành phầu hữu cơ tự nhiên khác. Vì là sắt hữu cơ nên cũng hạn chế được các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nóng trong, táo bón, đầy hơi…
Sắt Ferrovit
Thuốc sắt Ferrovit ở dạng viên nang rất dễ uống, không gây buồn nôn như sắt nước. Hàm lượng sắt nguyên tố cao, bà bầu nên uống 1 viên 1 ngày. Và tốt nhất là nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ để việc bổ sung sắt cho bà bầu có hiệu quả tốt nhất.
4.4 Viên sắt Tardyferon B9
Tardyferon B9 là sản phẩm của hãng Pierre Fabre. Đây là một tập đoàn dược phẩm, mỹ phẩm đa quốc gia cực kỳ nổi tiếng của Pháp. Viên sắt của Pháp này được các mẹ mách nhau dùng rất nhiều trên các diễn đàn cho mẹ và bé. Và cũng thường xuyên được các bác sỹ kê đơn khi mẹ bầu đi siêu âm.
Viên sắt Tardyferon B9 có tốt không? Tardyferon B9 ở dạng sắt 2 sulfate (sắt vô cơ) có hàm lượng sắt nguyên tố cao. Ngoài ra, thành phần còn được bổ sung thêm acid Folic để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình tạo máu. Sắt 2 sulfate dễ hấp thụ ở ruột non hơn nếu so sánh với dạng sắt 3. Nhưng khó hấp thụ hơn dạng sắt hữu cơ.
Viên sắt Tardyferon B9 (mẫu cũ và mẫu mới)
Sắt Tardyferon B9 được bào chế ở dạng viên nang giải phóng kéo dài, rất dễ uống.Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của viên sắt Tardyferon B9 là dễ gây ra các hiện tượng nóng trong, táo bón, phân đen, khó chịu ở dạ dày… do đó mẹ bầu cần ăn thêm thật nhiều rau xanh, trái cây nhé!
4.5 Thuốc sắt Fogyma
Thuốc sắt Fogyma được sản xuất tại công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội. Vì là hàng Việt Nam nên giá thuốc sắt Fogyma rất hợp lý, phù hợp với điều kiện của phần lớn mọi người tiêu dùng. Nếu bạn là “người Việt dùng hàng Việt” thì đây là một lựa chọn rất tốt.
Thuốc sắt Fogyma có tốt không? Nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu hoàn toàn từ Ý. Fogyma là thuốc sắt dạng nước nên dễ hấp thu hơn các loại dạng viên. Vị ngọt, thơm ngon rất dễ uống. Fogyma được đóng gói dạng ống nhựa nhỏ nên dễ mang theo, dễ sử dụng và rất an toàn.
Thuốc sắt Fogyma
Sắt Fogyma ở dạng phức hợp sắt 3 rất ít gây ra các tác dụng phụ như nóng, táo bón…Tuy nhiên lại không dễ hấp thụ được ngay vào cơ thể, bởi cần chuyển hóa thành sắt 2 trước đã. Và cũng không ghi rõ hàm lượng sắt nguyên tố trên bảng thành phần.
5. Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách
5.1 Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm là nguồn bổ sung sắt tự nhiên và an toàn nhất. Các loại thực phẩm giàu sắt là thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, tim, gan, cật, hàu, hải sản có vỏ, rau xanh (rau muống, rau dền, rau ngót…), các loại hạt (đậu, vừng, ngũ cốc…), sữa bầu…
Bên cạnh bổ sung sắt, các loại rau xanh, trái cây còn giúp mẹ bầu không bị táo bón, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Vitamin C trong rau quả sẽ giúp mẹ bầu hấp thụ và chuyển hóa sắt tốt hơn.
Thực phẩm giàu sắt
5.2 Dấu hiệu thiếu sắt
Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng và có các dấu hiệu rất dễ nhận biết sau đây: mệt mỏi, suy nhược, da xanh xao, chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh, stress, tập trung kém, đáp ứng miễn dịch giảm…Nếu là trẻ em thiếu sắt thì sẽ phát triển kém.
Một số người có nguy cơ thiếu sắt hơn những người khác như: người ăn chay, người ăn kiêng, phụ nữ có kinh nguyệt nhiều, phụ nữ mang thai…Và xét nghiệm máu là cách tốt nhất để biết được bạn có đang thiếu sắt hay không.
Thiếu sắt mẹ bầu sẽ thấy mệt mỏi, đau đầu
5.3 Bầu mấy tháng thì uống sắt?
Các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên uống bổ sung sắt từ tháng thứ 4 và kéo dài cho đến khi sinh con sau 1 tháng. Nhưng cũng có thể sớm hơn từ khi bắt đầu có thai nếu bạn bị thiếu máu. Ngay khi thấy có dấu hiệu bầu bí, các mẹ đã đi siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi, hãy hỏi bác sĩ để có lời khuyên về việc bổ sung sắt chuẩn xác nhất.
5.4 Uống sắt vào lúc nào trong ngày?
Nên uống sắt vào lúc nào? Tốt nhất là khi bạn đói, hãy uống sắt cách 1-2 giờ trước bữa ăn để hấp thu tốt nhất. Nếu bạn thấy khó uống có thể uống cùng với nước hoặc nước ép trái cây. Nếu bạn bị đau dạ dày hay 1 bệnh nào đó mà không thể uống sắt khi đang đói thì có thể uống sau bữa ăn 1-2 giờ. Mặc dù như vậy sẽ khó hấp thu hơn chút.
Không được uống thuốc sắt cho bà bầu cùng lúc với: đồ uống và thức ăn có chứa cafein (café, trà đen, chocolate); sữa bò; canxi, kẽm, magie và thuốc kháng acid…bởi chúng sẽ kìm hãm tác dụng của nhau. Tốt nhất nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ. Cũng không nên uống thuốc sắt trước giờ đi ngủ vì sẽ gây nóng và khó ngủ hơn.
5.5 Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Cần bao nhiêu sắt mỗi ngày thì phải xem xét xem thực phẩm bạn ăn uống đã cung cấp được bao nhiêu sắt rồi? Xem xét tuổi tác, giới tính, tình trạng hiện tại của bạn ra sao? Bởi ngoài bà bầu ra thì những người khác cũng có thể thiếu sắt. Và một điều quan trọng là phải kiểm tra và làm theo lời khuyên của bác sĩ mẹ nhé!
Nhưng thông thường, với người trưởng thành nếu là nam giới thì khuyến cáo bổ sung ít nhất 7-8mg sắt/ ngày, là nữ thì ít nhất 15-18mg sắt/ ngày. Khi mang thai thì khuyến cáo bổ sung ít nhất 25-30mg sắt/ ngày. Lượng sắt cho bà bầu sẽ tăng dần theo tuổi lớn của thai nhi. Khi cho con bú thì khuyến cáo ít nhất 9-10mg sắt/ngày. Hãy nhớ đây là lượng sắt nguyên tố nhé.
5.6 Tác hại nếu mẹ bầu thiếu hoặc thừa sắt?
Bà bầu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng, dấu hiệu là cơ thể thường xuyên mệt mỏi, da xanh xao, chóng mặt, khó thở. Nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, thiếu máu ở trẻ sơ sinh thậm chí tăng nguy cơ tử vong cả mẹ và bé khi sinh đẻ.
Dùng quá nhiều sắt >45mg sắt nguyên tố/ ngày có thể gây ra các tác dụng không mong muốn gọi là ngộ độc sắt như: táo bón, tiêu chảy, sốt, buồn nôn, đau dạ dày, nôn ra máu, co giật, da dẻ xanh xao, khó thở, mệt mỏi, yếu ớt…
6. Kết luận
Trên đây là 5 thuốc sắt cho bà bầu đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Ngoài ra còn một số loại nữa chắc chắn bạn cũng đã từng được nghe thấy như: sắt Fumafer B9 Corbiere, sắt Sangobion... bổ sung sắt và acid Folic rất tốt.